Người khuyết tật có được trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn không?

22/03/2023

Thưa luật sư, vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn nên sắp tới hai bên sẽ nộp đơn tại Toà. Tôi có trao đổi với chồng là tôi muốn nuôi con nhưng chồng tôi bảo tôi không được nuôi con do tôi là người khuyết tật. Vậy luật sư cho tôi hỏi vậy có đúng không? Người khuyết tật có được trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Người khuyết tật có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn không? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 14 Luật người khuyết tật 2010 quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật như sau:

“1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

(Ảnh minh họa: Người khuyết tật có được trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn không?)

5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.”

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, pháp luật quy định người khuyết tật vẫn có quyền được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Việc trực tiếp nuôi con có thể do hai vợ chồng thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ xem xét, quyết định người đủ điều kiện nuôi dưỡng con.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quyền trực tiếp nuôi con của người khuyết tật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.   

 

bttop