Chào bạn, về vấn đề trường hợp tặng cho đất đai bằng miệng hợp pháp mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về tính pháp lý của việc tặng cho bằng miệng. Tuy nhiên, Án lệ số 03/2016/AL ngày 6/4/2016 về vụ án “Ly hôn” có nội dung khái quát như sau:
“Trong trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
(Ảnh minh họa: Người nhận tặng cho đất bằng miệng đã xây nhà và sử dụng ổn định có đòi lại được nữa không?)
Đồng thời, khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về áp dụng án lệ trong xét xử. Cụ thể:
“...
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
…”
Như vậy, áp dụng theo án lệ, nếu bạn được tặng cho đất đai bằng miệng và đã xây dựng, ở ổn định lâu dài và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bố vợ của bạn không có ý kiến gì thì việc tặng cho bằng miệng vẫn có thể được coi là hợp pháp và bố bạn không được đòi lại mảnh đất trên nữa.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tặng cho đất đai bằng miệng hợp pháp trong trường hợp nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.