Người vi phạm chống đối, CSGT có được dùng vũ lực?

10/05/2021

Ngày 8/4, trên mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại cảnh người mặc sắc phục CSGT đánh 2 người đàn ông tại chốt 141 ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Lãnh đạo Phòng CSGT Công an Hà Nội xác nhận sự việc trên xảy ra vào ngày 7/4. Khi đó, CSGT đang trấn áp 2 người đàn ông đi xe máy vi phạm nồng độ cồn, có hành vi chống đối. Sau khi xem đoạn clip nêu trên, nhiều người đặt ra câu hỏi người vi phạm chống đối, CSGT có được dùng vũ lực để trấn áp người có hành vi vi phạm chống đối hay không?

Để làm rõ hành vi của CSGT có hợp pháp hay không, cần xác định nhiệm vụ, quyền hạn của họ theo Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Cụ thể:

Điều 8 Thông tư này quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:

- Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật;

(ảnh minh họa: người vi phạm chống đối, CSGT có được dùng vũ lực)

- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

- Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Đối chiếu với những quy định trên, có thể thấy pháp luật không cho phép CSGT được sử dụng vũ lực đối với người vi phạm, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc có chuyên đề kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định:

Khi có hành vi chống người thi hành công vụ, người thi hành công vụ có trách nhiệm: - Giải thích cho người vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiềm tra.

Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được dùng đến biện pháp cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ,…

Do đó, để xác định CSGT có quyền dùng vũ lực với người có hành vi vi phạm không, trước tiên cần làm rõ mức độ hành vi của những người vi phạm cũng như quyền hạn xử lý của CSGT.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực xử lý vi phạm hành chính? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop