Những trường hợp nào phải từ chối trợ giúp pháp lý

24/02/2023

Thưa luật sư, bà tôi là người cao tuổi, vừa rồi bà có đến trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp, tuy nhiên yêu cầu của bà đã bị từ chối, trung tâm trợ giúp pháp lý giải thích rằng bà thuộc trường hợp họ phải từ chối trợ giúp. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong Những trường hợp nào phải từ chối trợ giúp pháp lý? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Các trường hợp phải từ chối trợ giúp pháp lý mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:

“1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 7 và phù hợp với quy định của Luật này.

2. Người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

c) Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

d) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

(Ảnh minh họa: Những trường hợp nào phải từ chối trợ giúp pháp lý)

4. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.”

Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về Người được trợ giúp pháp lý như sau:

“1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;...”

Như vậy, tổ chức trợ giúp pháp lý sẽ từ chối trợ giúp trong trường hợp: Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quy định về đối tượng được trợ giúp pháp lý; Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật; và Người được trợ giúp pháp lý đã chết; Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết. Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bà bạn là người cao tuổi nhưng không phải có khó khăn về tài chính nên tổ chức trợ giúp pháp lý có thể đã từ chối vì bà bạn không thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Khi nào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối trợ giúp? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.   

bttop