PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

07/05/2018

Việc hình thành hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp thì việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một tất yếu khách quan. Bởi vì mỗi cấp ngân sách nhà nước đều có nhiệm vụ thu, chi mang tính độc lập.

Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015: “Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.”

( Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước)

Theo đó, nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm:

Một là, Về quyền lực: Phân cấp ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức: Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ của mỗi cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này được xây dựng dựa trên hiến pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với quyền lực đã được phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, không gây sự rối loạn trong quản lý ngân sách nhà nước.

Hai là, phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước: Ngân sách trung ương hưởng các khoản thu tập trung quan trọng không gắn trực tiếp với công tác quản lý của địa phương như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu từ dầu thô…đồng thời đảm bảo nhiệm vụ chi cho các hoạt động có tính chất đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội,  chi quốc phòng, an ninh, chi giáo dục, y tế,… Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương như: Thuế nhà đất, thuế môn bài,... Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý.

Ba là, phân cấp về quản lý chu trình ngân sách, tức là phân công, phân định trách nhiệm, quyền hạn trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Trên đây là tư vấn về vấn đề chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop