Chào bạn, về vấn đề xử lý việc giả mạo chữ ký khi đăng ký biện pháp bảo đảm mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ và giấy tờ khác thuộc thành phần hồ sơ theo quy định của Nghị định này.”
Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP quy định về hủy đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể:
“1. Việc hủy đăng ký được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà cơ quan đăng ký nhận được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có quyết định về việc đăng ký phải bị hủy toàn bộ hoặc một phần;
b) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà cơ quan đăng ký phát hiện thuộc trường hợp từ chối đăng ký quy định tại điểm a hoặc điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì cơ quan đăng ký thực hiện việc hủy đối với toàn bộ nội dung đã được đăng ký;
c) Xử lý đăng ký trùng lặp quy định tại Điều 49 Nghị định này.
(Ảnh minh họa: Phát hiện chữ ký giả mạo trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm thì xử lý như thế nào?)
…”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này quy định về từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“1. Từ chối đăng ký được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
…
h) Cơ quan đăng ký tự phát hiện tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo tài liệu, chữ ký, con dấu của mình hoặc nhận được thông tin kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xác định tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo;…”
Như vậy, đối với việc phát hiện chữ ký trong hồ sơ đăng ký là giả mạo thì cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc từ chối hoặc hủy (trường hợp đã đăng ký) đối với toàn bộ nội dung đã được đăng ký.
Bên cạnh đó, việc bạn giả mạo chữ ký của bên thế chấp còn có thể bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“1. Người yêu cầu đăng ký bao gồm bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản).
…”
Điều 54 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải tỏa kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký, bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; phiếu yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải tỏa kê biên tài sản để thi hành án dân sự quy định tại khoản 2 Điều này.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giả mạo trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm bị xử lý như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.