Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại

30/05/2020

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính phải được thông báo cho những đối tượng nào? Thành phần phiên họp bao gồm những ai?

Chào bạn về vấn đề thủ tục phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 136 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại:

“1. Trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa các đương sự, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

2. Trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành việc đối thoại”.

Đồng thời, Điều 137 quy đinh về thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại:

“1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

(ảnh minh họa: Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại)

b) Thư ký phiên họp ghi biên bản;

c) Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

đ) Người phiên dịch (nếu có).

2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp.

3. Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự”.

Như vậy, trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa các đương sự, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

- Thẩm phán chủ trì phiên họp;

- Thư ký phiên họp ghi biên bản;

- Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

- Người phiên dịch (nếu có).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tham dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop