Phương tiện giao thông nào phải trang bị phương tiện PCCC?

28/11/2022

Thưa luật sư, tôi thấy có nhiều trường hợp phương tiện giao thông phải trang bị phương tiện PCCC. Vậy những Phương tiện giao thông nào phải trang bị phương tiện PCCC? Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, về vấn đề Phương tiện giao thông bắt buộc phải trang bị phương tiện PCCC mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BCA, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định về Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

“1. Ô tô trên 09 chỗ ngồi, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.

2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.”

Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về việc Phân loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

“1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

(Ảnh minh họa: Phương tiện giao thông nào phải trang bị phương tiện PCCC?)

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí.

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Loại 4.

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.”

Như vậy, đối với các phương tiện giao thông đường bộ nêu trên thì phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Danh mục phương tiện giao thông phải trang bị phương tiện PCCC? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội. 

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.   

 

bttop