Quá hạn không nộp phạt thì bằng lái bị tạm giữ được xử lý như thế nào?

22/01/2024

Năm 2021, em bị CSGT lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe của em nhưng lúc đó em không lên nộp phạt. Giờ em muốn lấy lại GPLX nhưng đang băn khoăn nếu quá hạn không nộp phạt thì bằng lái được xử lý như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp em.

Chào bạn, về vấn đề xử lý GPLX bị tạm giữ khi quá hạn nộp phạt mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 65 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020) quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. Cụ thể:

“...

4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (SĐBS năm 2020) quy định về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.”

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định như sau:

“...

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

…”

Như vậy, khi quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC mà người vi phạm không đến nhận thì trong 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn, thời hiệu nêu trên, người có thẩm quyền tạm giữ sẽ phải gửi cho cơ quan đã cấp giấy tờ đó để tiến hành thu hồi theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bằng lái bị tạm giữ được xử lý như thế nào nếu quá hạn mà không nộp phạt? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop