Chào bạn, về vấn đề quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
( tác giả giống cây trồng có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng)
"Tác giả giống cây trồng" là người trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới
Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009.
1.Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:
a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản này.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 thì tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình thì có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Vì thế mà bạn có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Trên đây là các nội dung tư vấn về quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.