QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TRONG SỞ HỮU CHUNG THEO PHẦN

05/04/2018

Sau khi mất, bố mẹ có để lại cho hai anh em một mảnh đất 200 m2. Nhà nước có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai anh em. Tôi có quyền gì trong sở hữu chung theo phần này?

Chào bạn, về vấn đề chủ sở hữu của sở hữu chung theo phần, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

(Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong sở hữu chung theo phần)

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần xác định được phần quyền sở hữu của chủ sở hữu trong khối tài sản chung. Ví dụ về sở hữu chung theo phần, ông A và ông B góp tiền chung mua cổ phần tại công ty cổ phần Bạch Long, mỗi người có quyền theo tỷ lệ vốn góp khi mua số cổ phần này. Trong trường hợp của bạn, bạn và anh trai có nhận thừa kế mảnh đất 200m2 từ bố mẹ và cả hai cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để xác định quyền của bạn trong mảnh đất này cần căn cứ vào di chúc hoặc quyết định chia thừa kế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạm vi quyền hạn này sẽ tương ứng theo tỷ lệ được phân chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có thể phân chia, vì vậy, bạn hoặc anh trai bạn có quyền yêu cầu chia tài sản thuộc sở hữu chung.

 

Trên đây là các nội dung tư vấn về thế nào là sở hữu chung theo phần và quyền hạn của chủ sở hữu để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

 

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop