Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

29/01/2019

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là gì? Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được pháp luật quy định như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là gì?, Tổng đài tư vấn luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

(Ảnh minh họa: Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là gì?)

Điều 8. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. 

“1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ.”

Trên đây là các nội dung tư vấn Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là gì? để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop