Tài sản tham nhũng do người phạm tội mà có thì có bị tịch thu không?

01/04/2024

Chào luật sư, tham nhũng là một vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của một quốc gia. Vậy luật sư cho tôi hỏi để khắc phục hậu quả đó, tài sản tham nhũng do người phạm tội mà có thì có bị tịch thu không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề người phạm tội tham nhũng có bị tịch thu tài sản có được do tham nhũng không? mà bạn đang thắc mắc, tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 93 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định về xử lý tài sản tham nhũng như sau:

“1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

“1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”

Như vậy, người phạm tội có được tài sản thông qua hành vi tham nhũng thì sẽ bị tịch thu phần tài sản liên quan này.

Ngoài ra, Điều 11 Nghị quyết 03/2020/NQ – HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng như sau:

“1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải xem xét áp dụng ngay biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội nếu các tài sản này chưa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Tòa án xem xét, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc buộc trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật đối với tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, bao gồm:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Tiền, tài sản bị chiếm đoạt;

c) Của hối lộ;

d) Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

đ) Khoản thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội;

e) Lợi nhuận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có;

g) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là tư vấn chúng tôi về vấn đề xử lý tài sản do tham nhũng mà có để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop