Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự trong xử phạt vi phạm hành chính

08/05/2020

Chấp hành viên, chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng thi hành án cấp quân khu và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt vi hành chính như thế nào? Hãy cùng Luật Huy Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây về thẩm quyền của cơ qua thi hành án dân sự trong xử phạt vi phạm hành chính?

Chào bạn về vấn đề thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 49 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự:

“1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

(ảnh minh họa: thẩm quyền của cơ qua thi hành án dân sự trong xử phạt vi phạm hành chính)

3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này”.

Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự được xác định theo quy định trên đây.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop