Chào bạn về vấn đề tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 23 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2006 quy định về tiền ký quỹ của người lao động:
“1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động”.
Về mức trần tiền ký quỹ doanh nghiệp được thỏa thuận ký quỹ với người lao động tại một số thị trường được quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
- Đài Loan:
+ Ngành nghề công nhân nhà máy, xây dựng: 1.000 USD;
+ Ngành nghề giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe: 800 USD;
(ảnh minh họa: thị trường lao động mà doanh nghiệp được thỏa thuận ký quỹ với người lao động)
+ Ngành nghề thuyền viên tàu cá xa bờ: 900 USD;
+ Ngành nghề khác: 1.000 USD.
- Malaysia (Mọi ngành nghề): 300 USD.
- Nhật Bản:
+ Thực tập sinh: 3.000 USD;
+ Ngành nghề thuyền viên trên tàu cá xa bờ, gần bờ và tàu vận tải: 1.500 USD.
- Hàn Quốc:
+ Ngành nghề thuyền viên trên tàu cá (gần bờ): 3.000 USD;
+ Ngành nghề thuyền viên trên tàu cá xa bờ: 1.500 USD;
+ Lao động thẻ vàng, Visa E-7: 3.000 USD.
- Brunei (Mọi ngành nghề): 300 USD.
- Vương quốc Thái Lan (Mọi ngành nghề): 300 USD.
- Cộng hòa DCND Lào (Mọi ngành nghề): 500 USD.
- Ma Cau (Mọi ngành nghề): 500 USD.
- Cộng hòa Ấn Độ, Maldives (Mọi ngành nghề): 600 USD.
- Các nước khu vực Trung Đông (Ả Rập Xê Út, UAE, Kuwait, Barhain, Oman, Jordan, Cata, Iran, Iraq, Liban, Israel, Palestine, Yemen) (Mọi ngành nghề): 800 USD.
- Các nước Châu Phi, Australia và Newzealand, Cộng hòa Italia, Cộng hòa Phần Lan, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Anh, Liên bang Đức, Vương quốc Đan Mạch, Bồ Đào Nha (Mọi ngành nghề): 2.000 USD.
- Cộng hòa Malta, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Slovakia, Cộng hòa Balan (Mọi ngành nghề): 1.500 USD.
- Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Bungaria, Cộng hòa Rumalia, Cộng hòa Ukraina, Cộng hòa Latvia, Cộng hòa Síp Và Cộng hòa Bắc Thổ Síp, Liên bang Nga, Belarusia (Mọi ngành nghề): 1.000 USD.
- Các nước Châu Mỹ (Mọi ngành nghề): 2.000 USD.
- Các nước khác (Mọi ngành nghề): Tương đương giá trị 01 (một) lượt vé máy bay từ nơi làm việc về Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề mức ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.