Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết thế nào?

19/05/2023

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết thế nào? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Quy định về vắng mặt khi thuận tình ly hôn mà bạn đang thắc mắc.

Theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:

(Ảnh minh họa: Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết thế nào?)

“1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

….”

 

Như vậy, theo quy định tại điều trên thì trong phiên họp giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu ly hôn phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên tòa, trừ trường hợp có đơn xin ly hôn vắng mặt gửi Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu ly hôn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thuận tình ly hôn có bắt buộc phải có mặt không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

 

bttop