Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thông qua hình thức lập vi bằng có được không?

17/05/2025

Thưa luật sư, tôi nghe nói hiện nay nhiều trường hợp các bên chuyển nhượng nhà đất có thể thực hiện thông qua hình thức lập vi bằng. Luật sư cho tôi hỏi Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất thông qua hình thức lập vi bằng có được không? Xin cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thông qua hình thức lập vi bằng được không? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

“1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.”

Đồng thời, khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

“5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên giao dịch đất đai thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực, do đó, không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất thông qua hình thức lập vi bằng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mua bán nhà đất thông qua vi bằng có giá trị pháp lý không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop