Tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định của pháp luật

07/04/2023

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định của pháp luật như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề tội hành nghề mê tín dị đoan mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

(Ảnh minh họa: Tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định của pháp luật)

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Cấu thành tội phạm của tội này như sau:

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Mặt khách thể của tội phạm

Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành nghề mê tín dị đoan ở đây là dưới bất cứ hình thức nào gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, trật tự công cộng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác như: bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố ý. Tức người hành nghề mê tín, dị đoan nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop