TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

01/10/2018

Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động. Vậy trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định cụ thể như thế nào?

Điều 4 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động trong việc bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

“Điều 4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

(Ảnh minh họa: Trách nhiệm của người sử dụng lao động)

2. Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm, đối chiếu với quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định mức bồi dưỡng.

3. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức để cải thiện điều kiện lao động, thì phải căn cứ vào kết quả mới về môi trường lao động và các yếu tố vi sinh vật có hại để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

4. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

5. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng.

6. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop