Căn cứ Điều 6, Luật quản lý Ngoại thương 2017 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương như sau:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a/ Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính ách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ, quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này.
b/ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương.
c/ Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật.
d/ Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
đ/ Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
e/ Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là địa diện thương mại)
(ảnh minh họa: trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương)
g/ Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương, đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác.
h/ Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
i/ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lí vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền.
k/ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a/ Chủ trì, phối hợp đàm phán điều ước quốc tế va giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác xử lý các rảo cản ddooid với hàng hóa xuất khẩu tron phạm vi thẩm quyền, quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ báo cóa, chia sẽ thông tin liên qan đến hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại thương.
b/ Bộ Tài chín chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng , trình caaos có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân co liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng háo xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luạt về hải quan.
c/ Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển haotj động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
d/ Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
đ/ Bộ Khoa hóa và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây;
a/ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại thuwong tại địa phương theo quy định của Luật ày và phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ.
b/ Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trong đề xuất các đề án, dự án phát triển hoạt động ngoại thương tại địa phương.
c/ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương.
d/ Duy trì, cập nhật, cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu xúc tiến thương mại.
đ/ Thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực heienj chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề nhà nước có trách nhiệm gì trong việc quản lý ngoại thương để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.