Trình tự thu hồi đất và bồi thường về đất theo quy định của pháp luật

24/04/2023

Chào luật sư, tôi đang có một chút thắc mắc về trình tự thu hồi đất và bồi thường về đất theo quy định của pháp luật. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, về vấn đề Thu hồi đất và bồi thường về đất được thực hiện như thế nào? mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trình tự thu hồi đất và bồi thường về đất theo quy định của pháp luật sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Về thời gian thông báo, Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định trước khi có quyết định thu hồi đất cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người sử dụng đất biết trước thời điểm thu hồi một khoảng thời gian nhất định, cụ thể: thông báo chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Nội dung thông báo sẽ là kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất.

Bước 2: Điều tra, khảo sát, đo đếm, kiểm kê đất đai và tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Bước 3:  Lấy ý kiến, lập, thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư

(Ảnh minh họa: Trình tự thu hồi đất và bồi thường về đất theo quy định của pháp luật)

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Bên cạnh đó, phải gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi.

Bước 5: Tổ chức chi trả bồi thường

Khoản 1 Điều 93 Luật đất đai 2013 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư có người dân có đất thu hồi.

Bước 6: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi

Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định tại điều 71 Luật đất đai năm 2013. Người sử dụng đất và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành giải phóng mặt bằng cần thực hiện các công việc theo trình tự luật định, để tránh các trường hợp rủi ro pháp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy trình, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop