Chào bạn, về vấn đề giả tạo trong giao dịch dân sự, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
(Tuyên bố vô hiệu đối với giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật)
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba. Các bên tham gia trong giao dịch có thể tự nguyện, không bị ai ép buộc, không bị ai khống chế nhưng vì một lý do nào đó như vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội nên phải thiết lập một giao dịch khác. Để bảo vệ cho giao dịch trước đó cũng như người thứ ba, pháp luật quy định giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự vô hiệu . Đối với giao dịch bị che giấu thì vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này và luật liên quan. Ông Thành có xác lập một hợp đồng cho vay đối với cháu Lương nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đối bà Vui. Như vậy, giao dịch cho vay này bị vô hiệu.
Trên đây là các nội dung tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu giả tạo để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.