Sở hữu tư nhân

05/01/2018

Sự phân công lao động đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và mang sức sống mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Chế độ tư hữu đã tạo nên động lực cho kinh tế hàng hóa và cũng chính chế độ tư hữu về tài sản là tiền đề kinh tế cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Như vậy, dưới góc độ thực tiễn cũng như lý luận thì việc công nhận sở hữu tư nhân là một điều tất yếu. Bộ luật dân sự 2005 cũng ghi nhận quan điểm đó và được thể hiện bằng các quy định cụ thể

1. Sở hữu tư nhân
Điều 211 Bộ luật dân sự 2005:
“Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân
Điều 212:
“1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.
Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân”.
3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân
“1. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sử hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop