Trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự

05/01/2018

Trong thực tiễn các vụ việc dân sự có rất nhiều các trường hợp cần phải trưng cầu giám định như: giám định AND (xác nhận cha, mẹ, con); giám định chữ ký (hợp đồng, thừa kế); giám định thương tích (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)…Và khi có yêu cầu của đương sự cần được giám định thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ra quyết định trưng cầu giám định.

Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“1. Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định”.
– Điều 10 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định:
“1. Sự thoả thuận lựa chọn hoặc yêu cầu Toà án trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất).
2. Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 90 của BLTTDS, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để ban hành quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Toà án trưng cầu tổ chức giám định tư pháp hoặc họ, tên, địa chỉ của giám định viên được trưng cầu giám định nếu Toà án trưng cầu người đó tiến hành giám định;
c) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;
đ) Những vấn đề cần giám định;
e) Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;
g) Thời hạn trả kết luận giám định.
3. Quyết định trưng cầu giám định phải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định tư pháp, giám định viên”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop