Tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

05/01/2018

Khi muốn thành lập doanh nghiệp thì điều đầu tiên cần quan tâm đó là cá nhân có thuộc trường hợp không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp hay không?. Hay khi muốn góp vốn vào doanh nghiệp thì cần quan tâm đến việc mình có thuộc diện không được góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp hay không?. Vậy pháp luật quy định những trường hợp nào không được quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

 Tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam gồm:
Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.
Về việc thành lập, quản lý doanh nghiệp của cán bộ công chức thì điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định việc cán bộ, công chức không được làm đó là thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Tổ chức, cá nhân không được quyền mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp gồm:
Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop