Ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

05/01/2018

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc trưng riêng, đặc trưng đó có thể là lợi thế nhưng nó cũng có thể là hạn chế của loại hình doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, khi có nhu cầu thành lập công ty thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một vấn đề luôn được quan tâm.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì một trong những vấn đề rất quan trọng đó là lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và hưng thịnh của doanh nghiệp.

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc trưng riêng, đặc trưng đó có thể là lợi thế nhưng nó cũng có thể là hạn chế của loại hình doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, khi có nhu cầu thành lập công ty thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một vấn đề luôn được quan tâm. Để đưa tới cho khách hàng một cái nhìn tổng thể về các loại hình doanh nghiệp, Công ty Luật Huy Thành xin phân tích ưu và nhược của từng loại hình doanh nghiệp:

 

      Tiêu chí Công ty

Ưu điểm

Nhược điểm

Doanh nghiệp tư nhân

- Chủ sở hữu duy nhất nên có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan của công ty.

- Không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn của cá nhân sang cho công ty nên không làm hạn chế khả năng sử dụng tài sản góp vốn của chủ sở hữu.

- Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp nên rủi ro cao

- Không có tư cách pháp nhân nên không tạo được độ tin cậy với đối tác

 

Công ty TNHH một thành viên

- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp nên hạn chế rủi ro

- Có tư cách pháp nhân

- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan của công ty

- Được phát hành trái phiếu để huy động vốn

- Khả năng huy động vốn hạn chế do không được phát hành cổ phiếu

Công ty TNHH hai thành viên

- Số lượng thành viên không nhiều và thường là quen biết với nhau tạo ra sự tin cậy, do đó việc điều hành và quản lý công ty không phức tạp

- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp

- Có tư cách pháp nhân

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên dễ kiểm soát được sự thay đổi thành viên của công ty

- Được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

- Khả năng huy động vốn hạn chế do không được phát hành cổ phiếu

Công ty Cổ phần

- Không hạn chế số lượng thành viên tối đa

- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp

- Có tư cách pháp nhân

- Được phát hành cổ phiếu và trái phiếu nên khả năng huy động vốn nhanh

- Được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84, điều này tạo ra sự linh động, tính thanh khoản cao thu hút được sự hứng thú cho nhà đầu tư.

- Số lượng cổ đông lớn nên việc điều hành và quản lý công ty rất phức tạp.

-  Khó đưa ra quyết định nhanh chóng về các vấn đề quan trọng dựa trên việc biểu quyết trong cuộc họp HĐQT của công ty.

 

Công ty hợp danh

- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp

- Có tư cách pháp nhân

- Phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn thành tài sản thuộc sở hữu của công ty, do đó tách bạch được tài sản của thành viên và tài sản của công ty.

- Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty

- Công ty hoạt động dựa trên uy tín, năng lực và sự tin tưởng của các thành viên hợp danh

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, do đó rủi ro lớn

- Khó kiểm soát được rủi ro trong điều kiện nhiều người cùng là đại diện theo pháp  luật của công ty.

- Khó ra các quyết định đầu tư lớn do các thành viên cùng có quyền biểu quyết.

- Có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn nên khó khăn trong cơ cấu quản lý, quản trị điều hành

- Việc huy động vốn khó khăn do không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

 

Theo đó có thể thấy, sự khác biệt của các loại hình doanh nghiệp là ở số lượng thành viên, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp với với các điều kiện thực tế đang có.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop