Hiện nay, việc sử dụng lao động chưa thành niên ngày càng phổ biến, ngay cả khi người sử dụng lao động không hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ khi tham gia quan hệ lao động với người chưa thành niên. Từ đó dẫn đến rất nhiều những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chính vì vây, để đảm bảo cho người lao động chưa thành niên được làm việc trong môi trường phù hợp với nhân cách, thể trạng, độ tuổi, Bộ Luật lao động quy định những nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát nơi làm việc lao động chưa thành niên đang làm, không được bố trí lao động chưa thành niên làm việc ở những nơi bị cấm.
Khoản 1 Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 165 Bộ luật Lao động quy định
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH quy định cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên tại các nơi:
1. Tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh môi trường lao động không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng;
2. Tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của pháp luật hiện hành;
3. Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm;
4. Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom;
5. Trên giá cao hay dây treo cao hơn 3 m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY