Tiền lương Người giúp việc

05/01/2018

Nhiều trường hợp quyền lợi những người giúp việc (thường là bên yếu thế) bị ảnh hưởng và tranh chấp nhiều nhất thường là về vấn đề tiền lương giúp việc. Bộ luật lao động 2012 đã có một mục quy định về người giúp việc gia đình và đặc biệt là Nghị định 27/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể hóa vấn đề này

Hiện nay, nhu cầu cần người giúp việc gia đình tăng rất cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, cũng do tính chất công việc là làm việc, ăn ở cùng chủ hộ nên các bên thường tin tưởng lẫn nhau, ít chú trọng đến hợp đồng lao động cũng như các điều kiện làm việc liên quan. Do vậy, nhiều trường hợp quyền lợi những người giúp việc (thường là bên yếu thế) bị ảnh hưởng và tranh chấp nhiều nhất thường là về vấn đề tiền lương giúp việc. Bộ luật lao động 2012 đã có một mục quy định về người giúp việc gia đình và đặc biệt là Nghị định 27/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể hóa vấn đề này.
1. Tiền lương, hình thức trả lương và thời hạn trả lương
Điều 15 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
“1. Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.
2. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận. Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Các loại phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận. Người sử dụng lao động không được thu phí chuyển khoản tiền lương vào tài khoản của người lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động”.
2. Tiền lương ngừng việc
Điều 16 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
3. Khấu trừ tiền lương
Điều 17 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
“1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động theo nội dung của hợp đồng lao động.
2. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí tiền ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động.
3. Khi khấu trừ tiền lương người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết”.
4. Tiền thưởng
Điều 18 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
“Hằng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động và khả năng kinh tế của hộ gia đình, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động”.
5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh
Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
“1. Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop