Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động là người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động

05/01/2018

Khi người lao động giúp việc gia đình bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sơ cứu, đưa người lao động đến cơ sở y tế đồng thời vẫn phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định pháp luật.

Điều 25 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định:
“1. Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo;
b) Thông báo cho người thân của người lao động biết;
c) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật Lao động;
d) Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này”.

Điều 20 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định:
“Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Sơ cứu và tìm mọi biện pháp đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
2. Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người lao động được điều trị ổn định thương tật.
3. Thông báo ngay và thường xuyên cho người thân của người lao động biết về tình trạng sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động.
4. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế hoặc một phần chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật theo thỏa thuận với người lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế.
5. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động trong thời gian điều trị.
6. Bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi tai nạn lao động không do lỗi của người lao động với mức bồi thường như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
7. Trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại Khoản 6 Điều này khi tai nạn lao động do lỗi của người lao động.
8. Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop