HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM

05/01/2018

Trước đây, tôi đã có một bài viết phân tích pháp lý và thực tiễn về sự bất cập trong việc Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử phiên toà sơ thẩm. Tại bài viết này, tôi sẽ luận bàn đôi chút về thành phần Hội đồng xét xử phiên toà phúc thẩm.

Theo quy định của các Bộ luật tố tụng, thì Hội đồng xét xử cấp toà phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Trong vụ án hình sự, trường hợp đặc biệt có thể có thêm hai Hội thẩm nhân dân. Trong ba thẩm phán, có một chủ toạ và hai thẩm phán cánh gà.
Thực tiễn tham gia tố nhiều phiên toà phúc thẩm thì nhận ra một số vấn đề hạn chế và bức xúc đối với hai thẩm phán cánh gà này như sau:
Một là, thường thì hai thẩm phán này không nghiên cứu hồ sơ, không nắm được các nội dung liên quan của vụ án.

(ảnh minh họa: Hội đồng xét xử phúc thẩm)
Hai là, tại phần xét hỏi (là phần rất quan trọng trong quy trình của một phiên toà), chủ yếu thẩm phán – Chủ toạ phiên toà hỏi, độc diễn. Hai thẩm phán còn lại dường như không hỏi, hoặc nếu có hỏi thì chỉ qua loa, không đi vào trọng tâm những vấn đề cần làm rõ.
Ba là, họ không quan tâm đến diễn biên phiên toà, nhiều khi tại phần hỏi hoặc tranh luận của Luật sư, họ bỏ ra ngoài, làm việc riêng (hình ảnh dưới đây là mình chứng). Nhiều khi, họ còn ngăn cản, gây khó khăn cho luật sư, vì phần trình bày của Luật sư dài, gây mất thời gian khiến họ phải chờ đợi. Ngoài ra, tại nhiều phiên toà, họ còn ngang nhiên thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ của vụ án khác.
Bốn là, tại phần nghị án, đây là phần rất quan trọng đến việc quyết định nội dung bản án, nhưng đa phần họ không bàn bạc, trao đổi mà ngồi uống nước, nói chuyện…vv.
Và còn rất nhiều bất cập khác liên quan đến hai thẩm phán cánh gà này. Đây một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tại sao nhiêu vụ án trãi qua hai cấp xét xử mà vẫn xảy ra tình trạng oan, sai.
Xin chỉ nêu ra vấn đề, không bàn về nguyên nhân và giải pháp. Phần còn lại dành trách nhiệm xem xét cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và những người đứng đầu các cơ quan này.

Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

bttop