Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong Tố tụng dân sự

05/01/2018

Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà nhiều vụ án phải thay đổi những người tiến hành tố tụng như Thẩm phán và/ hoặc Hôị thẩm nhân dân.

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các trường hợp cần phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân như sau:

Điều 47. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
3. Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

(ảnh minh họa: thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Tuy nhiên, khi có hai người trong Hội đồng xét xử thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên toà do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định. Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ “Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,… trong vụ án đó”. Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,... trong vụ án đó là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm hoặc quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop