Bố chất rơm đốt con vì trộm mỳ tôm của bà

05/01/2018

1. Nội dung vụ việc
Vụ việc xảy ra vào ngày 20/11 tại gia đình anh Khuê ở Xóm 4, xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An. Theo thông tin người dân địa phương cung cấp, do phát hiện cháu Vinh (8 tuổi, con trai anh Khuê) lấy trộm mấy gói mỳ tôm của bà, anh Khuê đã nổi nóng đánh cháu Khuê và dùng rơm đốt khiến cháu Vinh bị bỏng nặng ở chân. Sau khi sự việc xảy ra, người dân đã kịp thời có mặt can ngăn và đưa cháu Vinh đến trạm xá xã sơ cứu; sau đó được đưa ra Hà Nội chữa trị.

Ông Nguyễn Cảnh Toàn – Chủ tịch UBND xã Lĩnh Sơn cho biết: Anh Khuê trước đây là người tốt, sống hòa đồng, nhưng sau tai nạn, anh có những biểu hiện không ổn định về thần kinh, đôi khi không thể kiểm soát được hành vi của mình. Hơn nữa ngày xảy ra sự việc người vợ đang đi làm ăn xa nên lúc cháu Vinh bị bố hành hạ không có người can ngăn kịp thời”.
2. Nhận định pháp lý
Theo nhận định, anh Khuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo điều 104 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là “đối với trẻ em”.
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
…”.

(bố chất rơm đốt con vì trộm mì tôm của bà)
Trong vụ việc, do phát hiện cháu Vinh ăn trộm mấy gói mý tôm của bà, anh Khuê đã nổi nóng đánh cháu Khuê và dùng rơm đốt khiến cháu Vinh bị bỏng nặng ở chân. Có thể thấy, đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với cháu Vinh của anh Khuê. Anh Khuê thực hiện hành vi với lỗi cố ý; hành vi đánh và dùng rơm đốt chân cháu Vinh có thể dẫn đến thương tích cho cháu, anh Khuê biết nhưng vì nóng giận vẫn thực hiện hành vi.
Như vậy, có đủ căn cứ để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh Khuê về “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo Điều 104 Bộ luật hình sự. Theo tiểu mục 2.2 mục 2 Nghị quyết 01/2006/ NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự quy định: ““Trẻ em” được xác định là người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Trong vụ việc do cháu Vinh mới được 8 tuổi nên anh Khuê sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết định khung là phạm tội “đối với trẻ em” theo điểm d khoản 1 Điều 104. Cơ quan điều tra cần giám định tỷ lệ thương tật đối với cháu Vinh cụ thể bao nhiêu % để có thể áp dụng điều khoản luật tương ứng đối với hành vi phạm tội của anh Khuê.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra cũng cần giám định pháp y tâm thần đối với anh Khuê để xác định xem anh Khuê có bị bệnh tâm thần không. Nếu xác định có bị bệnh tâm thần thì anh Khuê sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Điều 13 Bộ luật hình sự quy định:
“Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop