Nào ngờ, cuối năm rồi, H. báo tin đã ra tòa ly dị chồng; tài sản, con cái của hai vợ chồng H. đều đã chia đôi. Ông bà H. còn lo lắng nhiều hơn khi chàng rể yêu cầu phải bán căn nhà mà ông bà mua từ tiền của vợ chồng anh ta gửi về để chia cho anh ta một nửa. Theo lời anh ta, ngôi nhà mà vợ chồng anh đã cho ông bà T. là tài sản chung của hai vợ chồng, nay đã ly dị vợ thì tình nghĩa giữa anh với bố mẹ vợ cũng không còn, vì thế phải đòi lại để chia đôi”.
Ý kiến pháp lý
Việc anh con rể yêu cầu ông bà T. bán căn nhà mà ông bà mua từ tiền của vợ chồng anh ta gửi về để chia cho anh ta một nửa là không có cơ sở. Bởi việc vợ chồng anh gửi một số tiền về cho ông bà T. có thể coi đó là một hợp đồng tặng cho tài sản (cụ thể là tặng cho động sản).
Điều 465 bộ luật Dân sự: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Điều 466: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
Ông bà T. đã nhận tiền từ vợ chồng H. nên hợp đồng tặng cho có hiệu lực, ông bà T. hoàn toàn có quyền định đoạt, sử dụng số tiền đó. Anh con rể không có cơ sở để đòi ông bà T. bán nhà trả tiền cho anh.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY