XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

30/08/2018

Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. Vậy việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai được quy định hiện như thế nào?

Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin đất đai được rất nhiều người quan tâm. Mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai đảm bảo cho việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin đất đai được thuận lợi hơn. Điều 6 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 quy định về xây dựng hệ thống thông tin đất đai như sau:

(xây dựng hệ thống thông tin đất đai) 

 “Điều 6. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

1. Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai phải bảo đảm vận hành theo mô hình tại Điều 5 của Thông tư này và quy định sau đây:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗ trợ khác;

b) Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp; trong đó ưu tiên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

3. Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai;

b) Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu;

c) Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;

d) Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.

4. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

a) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

b) Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

5. Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề xây dựng hệ thống thông tin đất đai để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop