Xử lý hành vi đăng video độc hại lên mạng xã hội

11/05/2021

Thời gian gần đây, việc Youtuber Thơ Nguyễn đưa clip “xin vía học giỏi” lên kênh Tiktok đang gây xôn xao trong dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Vậy pháp luật quy định chế tài xử lý hành vi đăng video độc hại lên mạng xã hội như thế nào?

Video như thế nào được xác định là video có nội dung xấu, độc?

Những video có nội dung xấu, độc hại có thể mang các nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; Bạo lực; Đồi trụy; Phá hoại đồ đặc, tài sản; Nhạo báng, vu khống; Truyền bá mê tín dị đoan…

Những video có nội dung như vậy không những không đem lại nội dung lành mạnh, bổ ích mà còn có thể ảnh hưởng không tốt tới người xem, đặc biệt là trẻ em.

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

(ảnh minh họa: xử lý hành vi đăng video độc hại lên mạng xã hội)

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc”…

Theo quy định trên, hành vi đăng tải video nội dung xấu, độc hại lên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng đối với tổ chức, 10 triệu đồng đối với cá nhân. Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ clip có chưa nội dung xấu, độc  khỏi các nền tảng Youtube, Facebook…

Để ngăn chặn trẻ em xem các video độc, hại, phụ huynh có thể:

- Xem video cùng con:

Công việc bận rộn, nhiều bậc phụ huynh thường để con chơi điện thoại một mình, không kiểm soát và các em có thể xem được các nội dung độc hại.

Cách tốt nhất để đảm bảo trẻ em không tiếp xúc với nội dung không phù hợp là hãy ở cạnh con khi chúng sử dụng các thiết bị điện tử để biết con đang xem gì.

- Chuẩn bị sẵn các kênh phù hợp với con:

Khi cho trẻ tự xem các video trên mạng, nếu có thể, hãy thiết lập sẵn danh sách các kênh video phù hợp để trẻ không cần tìm kiếm mà vẫn có nhiều lựa chọn. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra lịch sử xem của con để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

- Cho trẻ sử dụng ứng dụng Youtube Kids:

YouTube Kids là ứng dụng trên điện thoại phù hợp với trẻ từ 2 đến 8 tuổi, có khả năng vô hiệu hóa chức năng tìm kiếm, lọc các từ khóa, hạn chế thời gian sử dụng của trẻ. Phụ huynh có thể cho trẻ dùng ứng này để không bị xem phải các video độc hại.

- Bật chế độ hạn chế trên Youtube:

Hiện tại, Youtube có chế độ hạn chế nhằm lọc ra những nội dung có thể bị phản đối. Bố mẹ hãy bật chế độ này để hạn chế video có nội dung độc hại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề đăng video có nội dung xấu lên mạng xã hội bị xử lý thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 6179 hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179  gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop