Xử lý hành vi ép buộc người khác mua hàng hóa, dịch vụ

17/08/2022

Em đi mua quần áo ở chợ nhưng thấy giá hơi đắt nên em không mua. Và người bán hàng đã xúc phạm rồi tát em và ép buộc em phải mua. Vậy Xử lý hành vi ép buộc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quy định thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp em.

Chào bạn, về vấn đề hành vi ép buộc buộc người tiêu dùng mua sản phẩm bị xử lý thế nào? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 60 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi ép buộc người tiêu dùng, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi ép buộc người tiêu dùng sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;

b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác để ép buộc thực hiện giao dịch sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và sẽ buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thương tích họ gây ra cho bạn đủ yếu tố để cấu thành tội Cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

(Ảnh minh họa: Xử lý hành vi ép buộc người khác mua hàng hóa, dịch vụ)

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề ép buộc người khác phải mua hàng bị xử lý thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

 

bttop