Xử lý việc nợ thuế đối với tài sản đang được thế chấp ngân hàng?

29/10/2022

Anh trai em bị chậm nộp tiền thuế cho nên cơ quan thuế đã cưỡng chế tài sản là nhà đất đang thế chấp ngân hàng. Vậy, việc cơ quan thuế Xử lý việc nợ thuế đối với tài sản đang được thế chấp ngân hàng như vậy có đúng luật không? Mong Luật sư giải đáp giúp em.

Chào bạn, về vấn đề có được cưỡng chế tài sản đang được thế chấp ngân hàng để xử lý nợ thuế không? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 215/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại thông tư số 87/2018/TT-BTC quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Cụ thể:

“1. Đối với người nộp thuế

a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

c) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

(Ảnh minh họa: Xử lý việc nợ thuế đối với tài sản đang được thế chấp ngân hàng?)

…”

Đồng thời, Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau:

“1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.”

Như vậy, việc cưỡng chế tài sản để phục vụ thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan thuế là đúng với quy định của pháp luật. Và việc xử lý tài sản sẽ áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề xử lý nợ thuế đối với tài sản đang được thế chấp ngân hàng để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop