Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của bạn, tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 xin được giải đáp như sau:
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012) người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Thời gian thử việc thì tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà pháp luật quy định: “1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.
Như vậy, trong trường hợp này bạn cần xem xét công việc bạn đang ứng tuyển yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật như thế nào. Nếu công việc yêu cầu trình độ, chuyên môn từ cao đẳng trở lên thì công ty yêu cầu bạn thử việc 60 ngày là phù hợp với quy định của pháp luật. Còn nếu tính chất công việc yêu cầu với trình độ, chuyên môn, kỹ thuật thấp hơn thì bạn chỉ cần thử việc tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp này, bạn có thể đàm phán lại với bộ phận nhân sự của công ty để phản ánh về vấn đề này.
Về vấn đề tiền lương trong thời gian thử việc thì Điều 28 BLLĐ 2012 đã quy định rất rõ: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”. Pháp luật quy định lương thử việc tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc đó thì công ty trả bạn 90% lương chính thức là hoàn toàn hợp lý.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY