Trách nhiệm bồi thường của bên nhận cầm cố khi làm mất tài sản cầm cố.

05/01/2018

Câu hỏi:
Do thiếu tiền trả nợ tôi đã mang chiếc xe máy của mình đi cầm cố cho anh T để vay 10 triệu đồng.  Hết thời gian cầm cố theo thoả thuận, tôi đến thanh toán tiền và nhận lại chiếc xe của mình thì anh T thông báo rằng xe của tôi đã bị trộm lấy mất và nói sẽ đền bù cho tôi một nửa giá trị chiếc xe theo giá thị trường. Mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này.

Trả lời:
Chào anh, Tổng đài tư vấn pháp luật – Công ty Luật Huy Thành cảm ơn sự quan tâm và tham vấn từ anh. Với thắc mắc nêu trên, Tổng đài xin tư vấn cho anh như sau:
Theo Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015, cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ.
Thực chất việc anh mang chiếc xe của mình cầm cố cho anh T chính là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản tiền vay 10 triệu đồng của mình.
Quan hệ cầm cố tài sản sẽ chấm dứt dựa trên một trong các căn cứ tại Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Điều 315. Chấm dứt cầm cố tài sản
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
2. Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý
4. Theo thoả thuận của các bên
Như vậy, hành vi trả lại khoản vay theo như thoả thuận của anh đã làm chấm dứt quan hệ cầm cố (thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.)
Do đó, anh có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố cho mình. Nếu tài sản cầm cố bị mất mát, hư hỏng trong thời gian cầm cố thì có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại. Quyền của bên cầm cố được quy định chi tiết tại Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp làm mất tài sản cầm cố được quy định tại Điều 17 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố”
Mức bồi thường do các bên tự thoả thuận, nếu các bên không tự thoả thuận được thì bên nhận cầm cố phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản tương đương với giá trị tài sản cầm cố.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop