Chào bạn, về vấn đề xử lý người có hành vi bạo hành, ngược đãi người giúp việc mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều 165 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động như sau:
“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
Như vậy, Pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động có các hành vi ngược đãi, cưỡng bức người lao động là người giúp việc gia đình.
Khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
“4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
....”
Như vậy, người sử dụng lao động nếu có hành vi bạo hành người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Nặng hơn, người này có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội hành hạ người khác theo quy định của pháp luật hình sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bạo hành, ngược đãi người giúp việc gia đình bị xử lý như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.