Cắt xén tiền ăn của học sinh dân tộc tại trường bán trú bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

14/05/2024

Chào luật sư, dạo gần đây tôi thấy rộ lên vụ việc hiệu trưởng cắt bớt tiền hỗ trợ của học sinh bán trú, khiến cho chất lượng của bữa ăn không đảm bảo. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Cắt xén tiền ăn của học sinh dân tộc tại trường bán trú bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Hành vi cắt xén tiền ăn của học sinh bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú bị xử lý như thế nào? mà bạn đang thắc mắc, tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

“1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:

a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;

…”

Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ học sinh dân tộc như sau:

“1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh...”

Như vậy, học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được hưởng hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, gạo theo quy định.

Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội tham ô tài sản như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm....”

Như vậy, có thể thấy hành vi cắt xén tiền ăn của học sinh bán trú tại trường học do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi lợi dụng quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, đây là hành vi thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản, vì vậy, nếu có đủ cơ sở chứng minh hành vi trên thì hiệu trưởng sẽ bị xử lý về tội tham ô tài sản.

Trên đây là tư vấn chúng tôi về vấn đề Xử lý trách nhiệm hình sự khi có hành vi cắt xén tiền ăn của học sinh bán trú tại trường phổ thông dân tộc bán trú để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop