Chào bạn, về vấn đề có thể lập di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ/chồng được không? mà bạn đang thắc mắc tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Đồng thời, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, theo quy định thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, người lập di chúc hoàn toàn có quyền chỉ định con riêng của vợ/chồng là người thừa kế.
Lưu ý: người lập di chúc cần phải thực hiện đúng quy định về hình thức, nội dung của di chúc để đảm bảo di chúc có hiệu lực theo pháp luật và được thi hành trên thực tế.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Cha dượng, mẹ kế có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.