CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI KIỂM TRA TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

25/09/2018

Dưới đây là tư vấn của Luật Huy Thành về việc chuẩn bị triển khai kiểm tra trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo pháp luật hiện hành.

Căn cứ Điều 15 Quyết định 07/2016/QĐ-KTNN quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán Nhà nước quy định về chuẩn bị triển khai  kiểm toán như sau:

“Căn cứ vào Quyết định và kế hoạch kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm:

1. Lập đề cương báo cáo để hướng dẫn cho đơn vị được kiểm tra chuẩn bị văn bản báo cáo Đoàn kiểm tra; đề cương báo cáo được gửi đồng thời với Quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho đơn vị được kiểm tra. Đề cương báo cáo gồm các nội dung cơ bản:

a) Thực trạng về việc chấp hành các nội dung mà Đoàn kiểm toán đã kết luận, kiến nghị kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán;

b) Các kết luận, kiến nghị kiểm toán đã được thực hiện phải kèm theo bằng chứng chứng minh; các kiến nghị chưa thực hiện hoặc đang thực hiện phải nêu rõ nguyên nhân;

c) Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;

d) Đề xuất, kiến nghị: Trên cơ sở điều kiện thực tế và những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện kiến nghị của KTNN, đơn vị được kiểm tra đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, với KTNN giải quyết nhằm mang lại hiệu quả, hiệu lực trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

(ảnh minh họa: chuẩn bị triển khai kiểm tra trong hoạt động kiểm toán nhà nước)

2. Tổ chức họp Đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho phó trưởng đoàn, tổ trưởng và từng thành viên Đoàn kiểm tra. Cuộc họp phải được ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc kiểm tra.

Đối với cuộc kiểm tra có nhiều nội dung phức tạp, trên diện rộng hoặc thành phần Đoàn kiểm tra có các thành viên là người của nhiều đơn vị tham gia, Trưởng Đoàn kiểm tra tổ chức tập huấn những nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp tiến hành.

3. Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết:

a) Tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm tra (Quyết định, Kế hoạch kiểm tra …);

b) Tài liệu, thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm tra; và các tài liệu liên quan khác;

c) Các phương tiện, giấy tờ, kinh phí và thiết bị phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm tra.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop