Có được thỏa thuận với thừa phát lại về nội dung khi lập vi bằng không?

21/12/2024

Chào luật sư, công ty tôi chuẩn bị ký hợp đồng mua bán lớn, đối tác đề nghị phải mời thừa phát lại lập vi bằng. Chúng tôi chỉ muốn lập vi bằng một số điều khoản của hợp đồng mà không phải toàn bộ hợp đồng vậy Luật sư cho tôi hỏi Chúng tôi Có được thỏa thuận với thừa phát lại về nội dung khi lập vi bằng không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề thỏa thuận với thừa phát lại về nội dung khi lập vi bằng có được không? mà bạn đang thắc mắc, Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thỏa thuận về việc lập vi bằng như sau:

“1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”

Khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:

“1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

…”

Như vậy, theo quy định trên, bạn có quyền thỏa thuận với trưởng văn phòng thừa phát lại về: Nội dung vi bằng cần lập; địa điểm, thời gian lập vi bằng; chi phí lập vi bằng; các thỏa thuận khác (nếu có).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Khi lập vi bằng có được thỏa thuận với thừa phát lại về nội dung cần lập không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop