Con có được thừa kế di sản khi cha mẹ không để lại di chúc không?

27/03/2023

Thưa luật sư, cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 2 người con (một trai, một gái). Nay cha tôi mất không để lại chúc ngôn. Mẹ tôi âm thầm cùng người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Lúc ra công chứng cũng không có mặt của tôi, nhưng thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Vậy Con có được thừa kế di sản khi cha mẹ không để lại di chúc không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Thừa kế di sản khi cha mẹ không để lại di chúc mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế di sản như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

(Ảnh minh họa: Con có được thừa kế di sản khi cha mẹ không để lại di chúc không?)

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Khoản 1 điều 121 bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về các trường hợp không được quyền hưởng di sản như sau:

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Như vậy, nếu xác định nhà đất này là tài sản chung của cha mẹ hình thành trong thời kỳ hôn nhân và cha không có di chúc, tất cả con của cha đều có quyền được chia thừa kế đối với phần di sản của cha. Do đó khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay các thủ tục chuyển nhượng di sản (trước khi chia) đều phải có sự đồng ý của tất cả người con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi của cha). Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản thì có thể xem xét không cần ý kiến của bạn trong các thủ tục liên quan đến thừa kế di sản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề con không được hưởng di sản trong trường hợp nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

 

bttop
  • Giới thiệu
  • Dân sự
  • Hình sự
  • Hôn nhân
  • Đất đai
  • Hành chính
  • Doanh nghiệp
  • Biểu mẫu
  • Thuế Tài chính
  • Dịch vụ thu hồi nợ
  • Các lĩnh vực khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ