Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ khi cha mẹ không để lại di chúc không?

07/06/2023

Chào luật sư, tôi được cha tôi nhận nuôi từ năm 2009, tuy không đi đăng ký nhận nuôi nhưng họ hàng, hàng xóm đều biết tôi là con nuôi. Nay cha tôi mất, luật sư cho tôi hỏi Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ khi cha mẹ không để lại di chúc không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề quyền thừa kế theo pháp luật của con nuôi mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người mất, nghĩa là con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp gọi là con nuôi cũng được pháp luật chấp nhận hưởng quyền thừa kế như con đẻ mà người nhận nuôi phải nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật và có giấy chứng nhận.

(Ảnh minh họa: Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ khi cha mẹ không để lại di chúc không?)

Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

•           Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

•           Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống.

•           Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi sẽ có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Nói cách khác, sau khi đăng ký việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận. Khi đó, hai bên trong quan hệ nuôi sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền thừa kế di sản của nhau.

Vậy nếu con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải đăng ký trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì mới được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi như con đẻ.

Như vậy, theo thông tin bạn trao đổi, sau đó cha mẹ nuôi và bạn không đăng ký nhận con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nên quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi (chưa được công nhận bởi pháp luật) của bạn vẫn chưa được xác lập nên khi cha mẹ nuôi của bạn mất thì bạn vẫn không được hưởng thừa kế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều kiện để con nuôi được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop