ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

16/10/2018

Để được phép hoạt động, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện theo luật định. Vậy điều kiện hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là gì? Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện hoạt động quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

“Điều 8. Điều kiện hoạt động của Trung tâm

Trung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:

1. Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

2. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật:

a) Trụ sở, phòng làm việc của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên;

b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của Trung tâm;

c) Khu nhà ở cho học sinh đối với Trung tâm có người khuyết tật nội trú;

d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng cho đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

e) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của Trung tâm.

(Ảnh minh họa: Điều kiện hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập)

3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật

a) Giám đốc Trung tâm phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có hiểu biết về đặc điểm phát triển của người khuyết tật, về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho người khuyết tật;

b) Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật;

c) Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục người khuyết tật.

4. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật, gồm:

a) Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật thuộc các dạng tật;

b) Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục người khuyết tật thuộc các dạng tật;

c) Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của người khuyết tật.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề điều kiện hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop