Chào bạn về vấn đề file ghi âm có phải là chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án không? mà bạn đang thắc mắc, Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Nguồn chứng cứ như sau:
“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Xác định nguồn chứng cứ như sau:
“...
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
...”
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 96 Bộ luật này quy định về việc giao nộp tài liệu, chứng cứ như sau:
“...
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.”
Như vậy, từ các quy định trên, đối với trường hợp của bạn chỉ có file ghi âm nội dung cuộc nói chuyện thì chỉ được coi là nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết nếu bạn xuất trình được văn bản trình bày xuất xứ của file ghi âm. Theo đó, bạn phải nộp lại những tài liệu này theo thời gian mà pháp luật quy định như trên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề file ghi âm có được coi là chứng cứ để giải quyết trong tố tụng dân sự không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.