Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

04/10/2019

Gia đình tôi ủy quyền cho ông Hùng dùng quyền sử dụng đất của gia đình tôi để thế chấp với ngân hàng vay khoản vay 100 triệu đồng. Lúc này, ông Hùng cũng đang cần vốn để làm ăn nên đã xin phép vợ chồng tôi dùng quyền sử dụng đất để vay thêm 150.000.000 đồng. Tuy nhiên, ông Hùng đã không thực hiện đúng theo thỏa thuận với vợ chồng tôi mà tự ý vay tổng số tiền là 500.000.000 đồng và chúng tôi không hề biết về việc này. Luật sư cho tôi hỏi giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì sẽ có hậu quả như thế nào?

Chào bạn về vấn đề giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ vào Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:

“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

(ảnh minh họa: giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện)

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, hành vi của ông Hùng là vượt quá thẩm quyền đại diện và nó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng bạn đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp vợ chồng bạn đồng ý hoặc biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Ngoài ra, trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện là ông Hùng xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng bạn đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì ông Hùng phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp ngân hàng biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn miễn phí 1900633712 hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179  gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop