Chào bạn, về vấn đề giao dịch dân sự và giao dịch thương mại, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
(Giao dịch dân sự với người không có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật)
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện. Những người có quyền đại diện khi thực hiện những hành vi này thì làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện. Đối với người không có thẩm quyền đại diện thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ này, tuy nhiên người đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba mà mình đã giao dịch. Ông Thành là người đại diện theo ủy quyền của công ty Hạnh Lâm, tuy nhiên không được ủy quyền tham gia giao dịch mua bán với bạn. Để có thể thực hiện được mục đích của mình, ông đã làm giả giấy tờ ủy quyền dẫn đến bạn bị nhầm lẫn. Giao dịch này có thể được xem như là giao dịch dân sự bị lừa dối. Trong trường hợp này, bạn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trên đây là các nội dung tư vấn về ủy quyền trong giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của người không có quyền đại diện xác lập để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.